Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần trang bị cho mình, nhất giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển của trẻ. Nếu được sự chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ thì sẽ giúp trẻ có đề kháng tốt hơn, phát triển tốt và ít ốm đau bệnh tật.
Một điểm đáng chú ý là khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế nên những thiếu sót trong nuôi dưỡng, vậy nên chăm sóc sức khỏe và vệ sinh nếu không cẩn thận đều có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng.
Dưới đây là những mẹo kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ cần thiết mà bậc phụ huynh nên lưu tâm:
Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ 1: Chú ý nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ rất lớn. Trẻ càng nhỏ nhu cầu càng cao. Trong năm đầu tiên trẻ phát triển rất nhanh, sau sinh 6 tháng trung bình cân nặng đã tăng gấp đôi, đến 12 tháng cân nặng tăng gấp ba so với cân nặng lúc sinh, sau đó tốc độ tăng chậm dần cho tới trưởng thành. Để đáp ứng tốc độ tăng năm đầu nhu cầu dinh dưỡng cũng như năng lượng đều cao. Và cha mẹ nên lưu ý 2 nhu cầu chính sau đây khi chăm sóc trẻ:
Nhu cầu Vitamin
Một điểm rất quan trọng trong kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ mà mẹ nên lưu ý là nhu cầu vitamin của bé. Với Vitamin tan trong nước thì sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu cho trẻ khi mẹ được ăn uống đủ chất, và điều quan trọng là nhu cầu đề nghị vitamin tan trong nước chủ yếu dựa vào hàm lượng các vitamin nhóm này và thêm giới hạn an toàn cho trẻ.
Bảng 1: Nhu cầu Vitamin hiện nay đề nghị như sau
Nhu cầu năng lượng
Năng lượng cung cấp cho trẻ được phân bố như sau:
50% đáp ứng nhu cầu chuyển hóa cơ bản và 25% cho hoạt động và 25% cho phát triển (tăng cân trung bình từ 15-35g/ngày). Trẻ dưới 1 tuổi thường có tỷ số giữa bề mặt da và cân nặng lớn hơn người trưởng thành nên năng lượng tiêu thụ để giữ cho cơ thể ấm cũng cao hơn. Vậy nên bổ sung sữa mẹ đầy đủ cho trẻ trong 6 tháng đầu là kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ không thể thiếu.
Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ 2: Nuôi con bằng sữa mẹ nên được ưu tiên hàng đầu
Nuôi con bằng sữa mẹ là vấn đề được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng trẻ em, đã có nhiều hội nghị quốc tế dành riêng cho vấn đề này. Hiện nay nuôi con bằng sữa mẹ được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ sức khỏe trẻ em. Hiện tại ở Việt nam đã có chương trình nuôi con bằng sữa mẹ nhằm khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.
Những năm gần đây việc tuyên truyền về lợi ích của sữa mẹ tới sức khoẻ của trẻ em và ngay cả sức khoẻ của người mẹ đã thúc đẩy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tăng lên. Ngoài ra nếu nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng cao hơn, ít bị bệnh vặt về sau này, nên mẹ hãy ưu tiên cho bé bú sữa mẹ nhé!
Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ 3: Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Bậc cha mẹ nên lưu ý trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài bú sữa mẹ hàng ngày nên bắt đầu cho ăn một bữa bột, từ tháng thứ 7 đến 8, một ngày cho ăn 2 bữa bột đặc đến 9-12 tháng cho trẻ ăn 3 bữa đến tròn 1 tuổi cho một ngày 4 bữa. Vậy nên cho trẻ ăn từ ít tới nhiều tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới. Bữa ăn bổ sung cho trẻ thì nên đảm bảo đủ các nhóm thức ăn để đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng và đậm độ nhiệt. Các thức ăn của trẻ cần được chế biến sạch sẽ đảm bảo vệ sinh tránh các rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ ở lứa tuổi ăn bổ sung đảm bảo cho trẻ được bú càng nhiều càng tốt để cùng với thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ 4: Chú ý đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ nhỏ
Chiều cao và cân nặng của trẻ là rất quan trọng, đây là hai thông số dễ tham chiếu nhất cho bậc phụ huynh để đo sự phát triển của trẻ. Trong quá trình con phát triển, có tháng nào đó bé không tăng cân, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, vì ở tuổi này, tốc độ tăng cân của con thấp hơn thời điểm dưới 1 tuổi, có những tháng con tăng cân, có những tháng con không tăng cân, điều này bình thường. Tuy nhiên, nếu liên tục trong 2, 3 tháng con không tăng cân, thậm chí còn sụt cân thì bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để được tham vấn về dinh dưỡng.
Nhìn chung có rất nhiều trường hợp xảy ra, nhưng bậc phụ huynh có thể tham khảo những thông số phát triển cơ bản dưới đây:
Thông số tăng trưởng chiều cao
- Chiều cao của trẻ sơ sinh trung bình là 48-50cm, con trai thường cao hơn con gái.
- Trong năm đầu, chiều cao của trẻ tăng rất nhanh, nhất là những tháng đầu sau khi sinh. Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng tăng lên 3-3,5cm, 3 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng 2cm và 6 tháng cuối trung bình mỗi tháng tăng 1-1,5cm. Lúc trẻ được 12 tháng, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc sinh (đạt được 75cm).
- Trên 1 tuổi, mỗi năm trung bình trẻ tăng thêm 5-7 cm cho đến lúc dậy thì.
- Có thể ước tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức:
Chiều cao (cm) = 75 +6 (N -1)
Trong đó N là số tuổi của trẻ tính theo năm.
Thông số tăng trưởng về cân nặng
- Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ là 2.800-3.000g. Con trai lớn hơn con gái, con dạ thường nặng hơn con so.
- Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong năm đầu: 3 tháng đầu tăng 1.000-1.200g/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng 500-600g/tháng và 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng. Cân nặng tăng gấp đôi khi trẻ được 4-5 tháng tuổi và đầy năm thì tăng gấp 3 lần so với lúc sinh (khoảng 9-10kg).
- Từ năm thứ 2 trở đi, cân nặng tăng chậm hơn, mỗi năm trung bình tăng 2-3kg
- Có thể ước tính cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi theo công thức: Cân nặng (kg) = 9 + 2 (N – 1)
Trong đó N là tuổi của trẻ tính theo năm.
Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ 5: Thận trọng khi chăm da và mắt cho bé
Bởi vì da và mắt trẻ sơ sinh rất non nớt và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Bậc phụ huynh cần tuân thủ nhiều nguyên tắc như sau:
- Nhanh chóng thay tã khi bé bị ướt
- Tuyệt đối tránh để trẻ tiếp xúc với các các chất độc hại như khói thuốc, những nơi môi trường bị ô nhiễm
- Luôn giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp là một kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ quan trọng mà bậc phụ huynh cần lưu ý
- Không cho trẻ sử dụng các loại xà phòng thô vì trong đó có độ kiềm cao vì có thể làm kích ứng da bé
- Ưu tiên dùng các sản phẩm thiên nhiên lành tính, dịu nhẹ đã được các bác sĩ da liễu kiểm chứng và khuyên dùng.
Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ 6: Cho trẻ ăn đúng cách
Với trẻ dưới 1 tuổi, phản xạ khi ăn của trẻ còn rất non nớt, do đó sự hỗ trợ từ phía mẹ là rất cần thiết, nhất là trẻ sơ sinh, nếu cho trẻ ăn không đúng cách có thể khiến trẻ bị ọc sữa, nôn rất nguy hiểm. Vậy nên, ngoài việc thực hiện đúng thao tác khi cho trẻ ăn thì cha mẹ nên hạn chế trẻ bị ọc sữa bằng cách bế đứng bé vài phút và khum tay vỗ nhẹ vào lưng bé sau khi cho ăn; khi ngủ nên cho trẻ nằm đầu cao hơn một chút hoặc nằm nghiêng để giảm nguy cơ hít sặc, tuyệt đối không được để bé nằm sấp khi ngủ. Nhất là trẻ sơ sinh chưa đầy tháng.
Khoa học đã chứng minh rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh, chính vì thế nếu mẹ có đủ sữa thì hãy đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ 1 tuổi. Để có nguồn sữa dồi dào, mẹ hãy ăn nhiều bữa, ăn đủ các chất dinh dưỡng mà uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra mẹ nên cho bé bú nhiều cũng là cách để kích thích sữa ra nhiều hơn.
Vậy với 6 kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ trên thì Happy Parenting (https://happyparenting.vn/) hy vọng có thể giúp ích nhiều bậc phụ huynh trong việc chăm bé dưới 1 tuổi để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất nhé!