Gen Z

Tổng Quan Về SEO: Đâu Là Công Cụ Hỗ Trợ SEO Tối Ưu Nhất

Rate this post

SEO là gì?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và là một kỹ thuật đặc biệt trong Internet Marketing. Mục đích giúp website đạt được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm, tiêu biểu là Google. Vậy những thông tin bạn cần biết thêm về SEO là gì? Đừng lo Genz sẽ giải đáp cho bạn.

Các loại hình SEO hay làm:

SEO có chức năng giúp website đạt được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm
SEO có chức năng giúp website đạt được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm

Lợi ích của SEO

Bạn đã hiểu SEO là gì, tiếp theo bạn sẽ thấy được lợi ích của nó!

1. Website được tối ưu tốt hơn.

Các thành phần của website như: sitemap, tốc độ, URL, các thẻ, dung lượng hình ảnh, độ dài tiêu đề, code language,… được tối ưu sao cho chuẩn với yêu cầu của Google. Nhờ vậy, chất lượng website tăng lên.

Đồng thời, khi SEO cho website cũng sẽ tạo những trải nghiệm người dùng tốt hơn. Ví dụ: tốc độ website nhanh hơn giúp người truy cập không phải đợi lâu, các thao tác trở nên nhanh chóng, giảm khả năng khách hàng rời bỏ trang web của bạn.

2. Tăng cơ hội bán hàng.

Thông qua việc lựa chọn từ khóa sát với nhu cầu cụ thể của khách hàng, SEO giúp bạn tiếp cận tới đúng đối tượng đang có nhu cầu mua. Nhờ vậy, đây là lượng truy cập tiềm năng có khả năng chuyển đổi cao.

Trong khi cần mua một sản phẩm nào đó, ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay đến việc lên Google tìm kiếm thông tin về sản phẩm, các lời khuyên, tư vấn. Nếu website càng có nhiều từ khóa lên top, lượng truy cập càng cao thì khả năng lượng khách hàng liên hệ bạn càng tăng.

3. Khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp.

Trong khi chạy các loại quảng cáo khác, khách hàng ở thế bị động, bạn phải tìm mọi cách để “chạy đến với khách hàng” và cố gắng gây sự chú ý giữa hàng ngàn quảng cáo khác xung quanh. Và điều này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, bị “nhồi nhét” quảng cáo, spam.

Thực tế, người dùng hiện nay sẽ không tin ngay vào quảng cáo, họ luôn muốn ở thế chủ động tìm hiểu thông tin.

4. Phát triển thương hiệu trên Internet 24/7.

SEO giúp đẩy nhiều từ khóa lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm. Càng tiếp cận được nhiều người, thương hiệu của bạn càng được biết đến nhiều hơn.

5. Tiết kiệm chi phí.

Chi phí làm SEO không quá cao như một số hình thức quảng bá khác, rất phù hợp với những công ty vừa và nhỏ.

Với quảng cáo tính theo click (PPC), bạn sẽ phải trả tiền cho cả các click ảo (click do đối thủ thực hiện hay do những khách hàng không tiềm năng).

Trong khi đó, chi phí SEO là khoản tiền bạn đầu tư để làm cho website tốt hơn, tối ưu hơn. Các giá trị đầu tư này sẽ tồn tại cùng website. Dù có hàng ngàn lượt truy cập mỗi tháng từ kết quả SEO thì bạn cũng không phải trả thêm đồng nào cho các truy cập này.

Một ưu điểm khác về mặt chi phí, việc bạn tối ưu tốt website sẽ giúp cho giá thầu quảng cáo Google (nếu bạn chạy Google Ads) sẽ giảm xuống nhờ chất lượng website được đánh giá tốt.

6. Khả năng đo lường mạnh mẽ.

SEO là một công cụ của Marketing Online. Do đó, nó cũng có khả năng đo lường hiệu quả mạnh mẽ.

Từ kết quả cuối như thứ hạng từ khóa (dùng GWEBBOT, Ahref,…), traffic (Google Analytics) đến các thông số thuộc quá trình SEO như tuổi domain, tốc độ website, backlink (link website của bạn được gắn trên website khác), thời gian trên trang, tỷ lệ thoát,…

Những chỉ số chi tiết này đều có công cụ để đo lường với mức độ chính xác cao.

7. SEO gắn liền với chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

Khi “chạy ad”, nếu bạn ngừng quảng cáo, lập tức nội dung quảng cáo không còn xuất hiện nữa.

Riêng SEO lại khác, nếu bạn ngừng SEO thì kết quả không tự dưng biến mất. Nếu đối thủ của bạn làm SEO tốt hơn, nội lực website của họ mạnh hơn thì mới đẩy thứ hạng của bạn xuống. Nếu họ không vượt được bạn, website của bạn vẫn đứng trên cao và tiếp tục thu lợi từ các truy cập.

3 định kiến sai lầm về nghề SEO

1. Làm SEO dễ lắm, chỉ cần kiến thức tin học là được

SEO (Search Engine Optimisation) là công việc đi sâu vào phân tích, tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm như Google nên những kiến thức tin học cơ bản chỉ có thể là kỹ năng bổ trợ chứ không phải toàn bộ câu chuyện.

Vậy những kỹ năng cần có của một người làm SEO là gì? Muốn làm SEO, bạn cần phải có:

  1. Tư duy phân tích để phát hiện vấn đề một cách nhanh chóng.
  2. Một chút khả năng viết lách để chỉnh sửa content – nội dung bài viết.
  3. Kiến thức kỹ thuật để có thể trao đổi với team dev.
  4. Nếu biết thiết kế thì càng hay nhưng mảng này có thể outsource.

Mỗi năm thuật toán của công cụ tìm kiếm – Google thay đổi hàng trăm lần và ngày càng tinh vi, khó đoán. Do đó công việc SEO trong Marketing cũng ngày càng khó khăn và đòi hỏi tinh thần học hỏi không ngừng.

Đối với nghề SEO, SEOer không thể tự mày mò đọc lý thuyết mà cần phải có cơ hội thực chiến dự án. Việc nắm rõ lý thuyết và tối ưu hóa SEO giúp bạn tích lũy kinh nghiệm cho từng case study.

2. Làm SEO là làm IT?

IT (viết tắt của Information Technology, công nghệ thông tin) là công việc liên quan đến phần mềm máy tính. Cụ thể hơn là sử dụng máy tính để tiến hành thu thập, xử lý, quản lý, lưu trữ, bảo vệ thông tin … và khắc phục lỗi khi cần thiết.

Vậy sự khác nhau giữa dân IT và SEOer là gì? Là SEOer, bạn không cần phải quá chuyên về khả năng lập trình hay khả năng viết code. Bạn cần nắm được kiến thức và thuật ngữ cơ bản để trao đổi với team kỹ thuật. Để từ đó có thể đảm bảo các yếu tố của trang web đáp ứng tiêu chuẩn Google.

Nói chính xác, làm SEO (Search Engine Optimize) không phải là làm công việc IT. Mà làm SEO là làm những công việc có liên quan đến lĩnh vực này.

3. Làm SEO không theo lâu dài được

Trong bối cảnh Google ngày càng “khó tính”, nghề SEO thường bị cho là “vừa đắt vừa không hiệu quả”. Làm SEO sẽ khó giàu và mau chóng lụi tàn.

Nhưng tin tôi đi, chừng nào Google còn là một công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới thì kết quả của tối ưu hóa SEO vẫn mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

SEO mất nhiều thời gian hơn nhưng lại bền vững hơn. Trong khi với Google Adwords ngưng chạy ad thì đồng nghĩa bạn sẽ ngưng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

Đồng thời tối ưu hoá theo tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm Google cũng giúp trang web của bạn thân thiện và nhắm vào đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó bạn nâng cao được độ uy tín của thương hiệu.

Một số công cụ SEO hữu ích

1. Google Analytics

Đây là một công cụ hỗ trợ SEO miễn phí của Google. Google Analytics giúp hỗ trợ doanh nghiệp thống kế các yếu tố như: giới tính, vị trí địa lý, ngôn ngữ, lịch sử tìm kiếm cũng như thời gian và cách thức khách hàng truy cập trang web của doanh nghiệp.

Google Analytics là một công cụ hỗ trợ SEO miễn phí của Google

2. Google webmaster

Google webmaster tool là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu Onpage và cả offpage. Công cụ này có khả năng phân tích cho doanh nghiệp những sự cố có thể xảy ra với trang web. Nó sẽ tối ưu các thẻ HTML trùng lặp đồng thời kiểm tra số lượng backlink trỏ về trang web.

3. Tool Moz là gì?

Tool Moz là một công cụ hỗ trợ SEO khá phổ biến, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Moz có những tính năng tiện ích như sau:

4. Google Keyword Planner

Keyword Planner là một phiên bản tân tiến hơn của Google Keyword và công cụ Ước tính lưu lượng truy cập của AdWords (AdWords Traffic Estimator Tools). Đây là công cụ giúp hỗ trợ doanh nghiệp tính toàn khối lượng khách hàng truy vấn. Từ đó tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng.

Người dùng có thể xác định được lượt tìm kiếm các từ khóa trung bình trong tháng của một từ khóa trên phạm vi thế giới hay một quốc gia nào đó. Công cụ cũng sẽ cho thấy mức độ khó và cạnh tranh của từ khóa đó. Bằng các thông tin này, có thể xác định được khoảng chi phí hợp lí cho từng chiến dịch quảng cáo cũng như chọn lọc được bộ từ khóa phù hợp với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Đối với SEOer, đây là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ cho việc lên kế hoạch từ khóa. Google Keyword Planner sẽ giúp bạn xác định từ khóa chính cho loại hình kinh doanh của mình cũng như xác định xu hướng SEO chuẩn xác.

5. Screaming Frog

Screaming Frog là công cụ có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu thập trang web. Công cụ này có một số tính năng cơ bản như: Phân tích lỗi, chuyển hướng, chèn các liên kết, phân tích các vấn đề về URI, Duplicate Trang, Nhan đề Trang, Meta Description, Keywords Meta, Kích thước, Thời Gian Đáp Ứng, Số Từ…

Screaming Frog có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu thập trang web

6. SEO Tools Asia

Đây là công cụ SEO tổng hợp phân tích website để tìm các lỗi SEO Onpage, Offpage. Bên cạnh đó công cụ này còn rất nhiều chức năng hay và mạnh mẽ cho SEOer. Bạn phải thực sự trải nghiệm công cụ này để cảm nhận sức mạnh từ nó.

7. Bing Webmaster Tools

Đây là công cụ hỗ trợ SEO có các tính năng: kiểm soát số lượng truy cập, phân tích trùng lặp thẻ tiêu đề, kiểm tra rà soát những lỗi trên website.

Xem thêm: Học nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại của Walmart


Như Hoan – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Tham khảo thêm từ: gtvseo, gobranding, matbao)

Exit mobile version