Cùng với tình hình kinh doanh đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng được các chiến lược định vị thị trường hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên thị trường.
Vậy định vị thị trường là gì và lý do nào mà doanh nghiệp phải định vị thị trường? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như các bước để doanh nghiệp định vị thị trường hiệu quả hơn.
Định vị thị trường là gì?
Định vị thị trường (tên tiếng anh là Market Positioning) là hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích xác định điểm độc đáo, tính năng ấn tượng của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó tạo ra vị thế riêng trong lòng khách hàng.
Định vị thị trường được xem là bước đầu tiên và có vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Tạo ra bản sắc riêng, gia tăng độ tin cậy cho khách hàng và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển lâu hơn trên thị trường.
Vì sao doanh nghiệp cần định vị thị trường?
Việc định vị thị trường có vai trò quan trọng cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp, sau đây là những giá trị to lớn mà hoạt động này mang đến cho tổ chức:
Tạo ra ấn tượng riêng cho thương hiệu
Khi trên thị trường có quá nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ đó khiến cho mức độ cạnh tranh vô cùng lớn. Điều mà doanh nghiệp cần làm lúc này đó là làm thế nào để khách hàng lựa chọn mình mà không phải đối thủ. Và giải pháp đó chính là định vị thị trường. Khi doanh nghiệp đưa ra được phương án giải quyết mong muốn cho khách hàng từ đó đem đến trải nghiệm tuyệt vời hơn trong mắt họ thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ nổi bật hơn trong mắt khách hàng.
Tập trung đúng khách hàng tiềm năng
Việc định vị thị trường sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chính xác. Thay vì cứ miên man sử dụng nhiều chiến dịch tiếp thị không đầu không cuối thì việc định vị thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tập trung đúng khách hàng đối tượng khách hàng tiềm năng từ đó tiết kiệm nhiều chi phí cho tổ chức.
Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Khi doanh nghiệp đã định vị thị trường một cách vững chắc, khách hàng sẽ nhận thức được giá trị thương hiệu mà doanh nghiệp mang lại kể cả khi khách hàng có lựa chọn từ đối thủ từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Các bước định vị thị trường hiệu quả
Để thực hiện việc định vị thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần trải qua quy trình các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu đối thủ: Để định vị thị trường hiệu quả thì bước đầu doanh nghiệp cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có những so sánh, đánh giá chính xác so với đối thủ của mình.
Bước 2: Xác định vị thế thương hiệu: Bước thứ hai của quy trình định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định vị thế thương hiệu của mình để đưa ra được các chiến lược định vị, phát triển phù hợp nhất.
Bước 3: Xác định sự khác biệt thương hiệu: Từ bước này, doanh nghiệp cần tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ trong các khoảng trống thị trường mà đối thủ chưa khai thác.
Bước 4: Đưa ra chiến lược định vị thị trường: Đây là bước quan trọng khi định vị thị trường, ở bước này doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược sao cho phù hợp với các mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.
Bước 5: Đánh giá hiệu suất của chiến lược: Bước cuối cùng sau khi đã triển khai các chiến lược định vị thị trường thì doanh nghiệp cần kiểm tra, đánh giá xem hiệu quả mà nó mang lại là như thế nào để có phương án tạm dừng, thay đổi hoặc phát triển tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm định vị thị trường, lợi ích cũng như các bước định vị thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên, mọi người đã có cái nhìn tổng quan, rõ nét hơn về thuật ngữ này để xây dựng cho mình các chiến lược phù hợp hơn.
Bài viết được tham khảo tại nguồn: “Định vị thị trường là gì? 4 bước định vị thị trường hiệu quả” – Bizfly.vn