SWOT tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats. Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
SWOT là gì?
Mô hình SWOT là một mô hình bao gồm 4 chữ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ),
Mô hình này là công cụ giúp các nhà quản trị phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro và đánh giá chúng. Từ đó, mô hình SWOT được sử dụng nhiều trong việc xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ.
Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu .. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Ý nghĩa các thành phần SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
Đây là nguồn lực, hoạt động mà doanh nghiệp mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Bao gồm từ trình độ chuyên môn, các kĩ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác, có nền tảng giáo dục tốt, có mối quan hệ rộng và vững chắc,…
Điểm yếu (Weaknesses)
Là tất cả những gì mà doanh nghiệp kém hơn các đối thủ cạnh tranh, bao gồm từ nguồn lực, kĩ năng, quan hệ,…Chiến lược marketing phải tránh hoặc hạn chế những điểm yếu thì mới có khả năng thành công.
Cơ hội (Opportunities)
Đây là tất cả những yếu tố tạo nên những thay đổi trên thị trường và trong điều kiện kinh doanh mà mang lại thuận lợi trong doanh nghiệp.
Thách thức (Threats)
Đây là những thay đổi nguy hiểm cần phải tránh hoặc hóa giải bằng những chiến lược và biện pháp marketing. Bằng việc phân tích các yếu tố môi trường sẽ xác định được những đe dọa tiềm ẩn đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
Từ phân tích SWOT, nhà quản trị marketing có thể phát triển rất nhiều các định hướng chiến lược marketing. Ví dụ: Sử dụng sức mạnh hiện tại để khai thác cơ hội, chế ngự đe dọa; Sử dụng sức mạnh mới để khai thác cơ hội, vượt qua đe dọa,…
Thực hiện mô hình SWOT như thế nào?
– Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến thành công.
Ví dụ: Dưới đây là phân tích SWOT của một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ngoài mới đặt chân vào thị trường Việt Nam:
Trên đây với những câu hỏi đặt ra trong từng phần mình nghĩ ắt hẳn các bạn đã có những câu trả lời cho riêng mình để có thể xây dựng 1 kế hoạch Marketing hoàn hảo hơn, để có thể đánh giá những gì bạn đã điền vào các ô trên đã đúng hay chưa thì mình khuyên bạn hãy nên dựa theo học thuyết 5W1H để có thể tái khẳng định những điều mình ghi ra đã hoàn toàn đúng đắn.
Điều này sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định bản kế hoạch của bạn có thực sự khách quan và chính xác nhằm tránh việc sai sót và thất bại không cần thiết.
Đăng Quốc – ATP Software