Supply Chain là gì? Tại sao cần phải ứng dụng Supply Chain vào trong vận hành và sản xuất doanh nghiệp hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé!
Supply Chain là gì?

Supply chain còn được gọi là Chuỗi cung ứng. Một chuỗi các vận hành liên kết với nhau về việc chuyển đổi và dịch chuyển từ nguyên liệu đến thành phần cuối cùng đến tay cá nhân. Nó là kết quả của nỗ lực từ các tổ chức trong việc đưa ra chuỗi vận hành thành công. Ngoài ra, Supply chain là chuỗi các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu từ sơ khai đến khi ra thành phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua chuỗi phân phối.
Xem thêm Tổng hợp cách xây dựng chiến lược doanh nghiệp hiệu quả nhất 2020
Supply Chain Management là gì?
Ở cấp độ cơ bản nhất, Supply Chain Management (SCM) – Quản lý Chuỗi cung ứng đề cập đến việc quản lý dòng hàng hóa, dữ liệu và tài chính liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ. SCM sẽ bắt đầu từ việc thu mua nguyên liệu thô đến công đoạn phân phối sản phẩm tại điểm cuối cùng. Các hệ thống SCM dựa trên kỹ thuật số ngày nay còn có thể xử lý vật liệu và phần mềm cho tất cả các bên liên quan đến việc tạo sản phẩm hoặc dịch vụ như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà cung cấp vận chuyển và hậu cần và nhà bán lẻ.
Các hoạt động của Supply Chain
Hoạch định
Khi thực hiện quá trình hoạch định, bạn cần chú ý các hoạt động chính sau:
– Dự báo lượng cầu: bạn sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu và xác định nhu cầu đối với sản phẩm của người tiêu dùng trên thị trường, từ đó có thể lên kế hoạch sản xuất cho phù hợp, tránh việc xảy ra dư thừa và tồn kho vượt mức.
– Định giá sản phẩm: giá cả là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Nếu định giá hợp lý, bạn có thể đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Do đó, bạn cần xem xét và đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm. Tốt nhất bạn nên dựa vào nhu cầu và độ khan hiếm của sản phẩm để quyết định giá cả.
– Quản lý việc lưu kho: mục đích chính của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động này là quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý. Bạn sẽ phải tìm ra phương án làm giảm chi phí lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ các chi phí không cần thiết trong giá thành sản phẩm sau cùng.
Tìm kiếm nguồn hàng

Các hoạt động tìm kiếm nguồn hàng có thể giúp doanh nghiệp so sánh năng lực, chất lượng các nhà cung cấp khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp nhất với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Có hai hoạt động chính bạn cần lưu ý khi tìm kiếm nguồn hàng là thu mua và bán chịu.
Sản xuất
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn chuỗi cung ứng. Nó được ví như tinh hoa của hai hoạt động trước đó. Đồng thời đây còn là hoạt động thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong giai đoạn sản xuất, bạn cần lưu ý 3 hoạt động chính sau đây:
– Thứ nhất, thiết kế sản phẩm: bạn cần đảm bảo các đặc tính, tính chất, công năng,… của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
– Thứ hai, lập quy trình sản xuất: bạn sẽ phải tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
– Thứ ba, quản lý phương tiện.
Phân phối
Hoạt động sau cùng trong chuỗi cung ứng là phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lúc này, bạn sẽ phải tính toán sao cho việc lên đơn, giao hàng và trả hàng diễn ra một cách thuận lợi, đảm bảo hàng hóa được giao cho khách hàng nhanh nhất.
Các hoạt động trong quá trình phân phối gồm có:
– Quản lý đơn hàng: bạn sẽ phải quản lý các vấn đề về số lượng, thời gian, địa điểm,… của đơn hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) gồm những hoạt động nào?

Có 5 thành phần của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng truyền thống:
Xem thêm Tồn kho bất động sản đang leo thang đè nặng doanh nghiệp
Lập kế hoạch
Supply Chain là gì? Lập kế hoạch quản lý tất cả các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ. Khi chuỗi cung ứng được thiết lập và lập kế hoạch, hãy xác định các số liệu để đo lường xem chuỗi cung ứng có hiệu quả, mang lại giá trị cho khách hàng.
Tìm nguồn cung ứng
Chọn nhà cung cấp để cung cấp nguyên vật liệu sản xuất. Sau đó, thiết lập các quy trình giám sát và quản lý đầu vào. Các quy trình chính bao gồm: đặt hàng, nhận hàng, và quản lý hàng tồn kho (hàng tồn kho lúc này có thể là nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm).
Sản xuất
Tổ chức các hoạt động cần thiết để chấp nhận nguyên liệu thô, sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng, gói hàng để vận chuyển và lên lịch giao hàng.
Phân phối
Điều phối đơn đặt hàng của khách hàng, lên lịch giao hàng, tiến hàng bốc dỡ hàng hóa khỏi khu vực lưu trữ, đóng gói và vận chuyển.
Xem thêm CCO trong doanh nghiệp là gì? Vai trò của CCO là gì?
Tiếp nhận hàng bị trả lại

Supply Chain là gì? Thiết lập và sẵn sàng mọi phương án xử lý để nhận lại các sản phẩm bị lỗi, thừa hoặc không mong muốn. Đây là quy trình không mong sẽ xảy ra đối với hoạt động chuỗi cung ứng hiệu quả hiện nay.
Qua bài viết trên đã Genz.vn đã cung cấp các thông tin về Supply Chain là gì? Supply Chain Management là gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ươn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( truongphatlogistics.com, hrchannels.com, … )