Hoạch định chiến lược là một trong những bước quan trọng nằm trong quá trình quản trị doanh nghiệp mang lại lợi ích cao cho tổ chức. Để hoạt động này diễn ra hiệu quả đòi hỏi sự tham gia một cách đầy đủ và nỗ lực đóng góp của toàn bộ nhân viên trong công ty và lãnh đạo.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm hoạch định chiến lược cũng như cách để hoạch định chiến lược hiệu quả, cùng Bizfly tham khảo nội dung bài viết được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.
Khái niệm về hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược (tên tiếng anh là Strategic Planning) được hiểu là một quá trình mà các nhà quản lý cấp cao tiến hành xây dựng kế hoạch để có thể xác định được tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch chiến lược giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá về yếu tố nội, ngoại lực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược có vai trò định hình lên việc một doanh nghiệp muốn trở thành như thế nào, phục vụ cho ai, nên làm gì và chú trọng đến tầm nhìn tương lai. Việc hoạch định chiến lược không chỉ gói gọn ở một bộ phận mà đây chính là nhiệm vụ dành cho toàn bộ nhân sự của công ty.
Mục tiêu khi hoạch định chiến lược thường tập trung vào việc xây dựng lên sự phát triển cho doanh nghiệp, thể hiện qua một số công cụ như SWOT, PEST, ma trận BCG, Danh mục đầu tư, áp lực 5 cạnh tranh của Michael Porter…
Các loại hình hoạch định chiến lược hiện nay
Sau đây là 5 hình thái hoạch định chiến lược phổ biến hiện nay
Hoạch định chiến lược marketing
Hoạch định chiến lược Marketing là quá trình doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng chiến lược marketing và đưa ra các phương pháp để nhằm vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Mục đích chính của hoạch định chiến lược Marketing là việc xác lập, duy trì và phát triển các sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho tổ chức.
Hoạch định chiến lược PR
Hoạch định chiến lược PR là việc mà doanh nghiệp trình bày các mục tiêu doanh nghiệp mong muốn đạt được, cách thức triển khai và các vấn đề về nguồn lực để thực hiện mục tiêu, lộ trình và các bước triển khai cụ thể.
Hoạch định chiến lược bán hàng
Đây là một trong những bộ phận quan trọng của chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: doanh nghiệp nên tập trung vào sản phẩm gì, doanh nghiệp bán sản phẩm ra thị trường như thế nào, sử dụng công cụ nào để bán hàng…
Quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả
Để có thể đưa ra được hoạch định chiến lược phù hợp cần trải qua 5 bước như sau:
Phân tích và đánh giá: Bước đầu tiên khi hoạch định chiến lược đó là phân tích và đánh giá ban đầu về công ty. Cần phải xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh để giúp đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với tổ chức.
Phân tích hiện trạng: Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần phân tích về ngành và thị trường, tính cạnh tranh và các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược: Sau khi đã phân tích hiện trạng rồi thì bước tiếp theo chính là xây dựng chiến lược cho các mục tiêu dài hạn.
Triển khai: Một chiến lược nếu như triển khai một cách hiệu quả sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trên thị trường.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm hoạch định chiến lược và quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả. Hy vọng thông tin trên đây là có ích đối với quý bạn đọc.
Nguồn tham khảo thêm thông tin: Bizfly.vn