1. Thời gian tập phục hồi chức năng bàn tay
Thời gian hồi phục sau khi tập phục hồi chức năng bàn tay phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Sau đây là thời gian hồi phục của một số bệnh phổ biến:
- Gãy xương: Thời gian phục hồi của bàn tay bị gãy sẽ khác nhau đối với mỗi chấn thương và mỗi bệnh nhân. Nếu được điều trị đúng cách, ngón tay bị gãy thường lành trong vòng vài tuần và bàn tay bị gãy trong vòng 1 – 2 tháng.
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp không thể chữa khỏi mà chỉ có thể làm giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách tập luyện, bệnh nhân cần tập đều đặn để cải thiện sức khỏe bàn tay.
- Bị liệt sau tai biến: Bệnh nhân có thể sẽ thấy các dấu hiệu hồi phục bàn tay từ 1 – 3 tháng và ổn định sau 6 tháng nếu tập luyện đều đặn và chăm chỉ theo chỉ định của bác sĩ.

2. 4 lưu ý cần biết khi tập phục hồi chức năng bàn tay
Tập phục hồi chức năng cho bàn tay nếu không được thực hiện đúng cách có thể dẫn đến chấn thương ngược hoặc phát huy hiệu quả rất chậm. Sau đây là những lưu ý cực kì quan trọng dành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần phục hồi chức năng bàn tay:
1 – Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện
Đối với bất kỳ tình trạng chấn thương hoặc bệnh lý nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn y tế trước khi tự tập luyện tại nhà. Điều này sẽ giúp bệnh nhân biết được tình trạng của bản thân, các chương trình tập phù hợp và được hướng dẫn cách tập luyện đúng đắn nhất.
2 – Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật
Việc tập luyện không đúng kỹ thuật cũng có thể gây ra đau đớn và chấn thương lần hai cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân nên tập luyện cùng với kỹ thuật viên có chuyên môn để được hướng dẫn và giám sát trong suốt quá trình tập, đảm bảo rằng bệnh nhân không luyện tập sai.
Cách tốt nhất là bệnh nhân nên đến các trung tâm phục hồi chức năng để thăm khám và tập luyện. Tại đó, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ trị liệu và kỹ thuật viên hướng dẫn tập chi tiết và theo sát trong suốt quá trình luyện tập, đảm bảo bệnh nhân tập đúng kỹ thuật, phản hồi kịp thời cùng đưa ra phương pháp thay đổi khi cần để đem lại hiệu quả trị liệu tốt nhất cho người bệnh.

3 – Cần theo đuổi chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng bàn tay nên ăn nhiều các loại thực phẩm dinh dưỡng nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi của cơ thể. Sau đây là một vài nhóm thực phẩm quan trọng mà bệnh nhân cần bổ sung:
- Protein: Trứng, sữa chua, đậu nành, thịt nạc,… góp phần tăng trưởng mô và tái tạo tế bào sau chấn thương qua tổng hợp RNA/DNA, hình thành collagen, tăng trưởng biểu bì và sừng hoá.
- Carbohydrate: Rau, đậu, hoa quả, ngũ cốc,… cung cấp năng lượng cho cơ thể, góp phần tăng sinh nguyên bào sợi, giúp các vết thương nhanh lành hơn.
- Chất béo tốt: Quả bơ, dầu ô liu, cá hồi, các loại hạt,… hình thành lớp biểu bì, tổng hợp màng tế bào, phospholipid biểu bì,… giúp giảm sưng, viêm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm có hại cho quá trình phục hồi bàn tay như:
- Chất kích thích: Thuốc lá, bia rượu, caffein… có thể làm tăng khả năng biến chứng.
- Đồ ăn nhiều đường: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga,… chứa nhiều đường tinh luyện có khả năng gây ra phản ứng viêm cho cơ thể.
- Các loại rau họ cà: cà chua, khoai tây, khoai tím… có thể khiến cơn đau tay của bệnh nhân trầm trọng hơn và tăng khả năng viêm.
- Đồ ăn chế biến sẵn như mì tôm gói, đồ ăn nhanh, suất ăn sẵn hay đồ ăn vặt đóng gói luôn chứa hàm lượng đường, muối và chất béo cực cao có thể gây viêm cho cơ thể.

4 – Kiên trì tập luyện đều đặn theo chương trình
Bệnh nhân nên kiên trì tập luyện từ 2 – 3 buổi mỗi tuần vào khoảng thời gian phục hồi và có thể giảm tần suất xuống sau khi đã hoàn toàn khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên ngừng hẳn việc tập luyện vì điều này sẽ khiến các cơ quan yếu đi, dễ gặp phải chấn thương hơn.
3. Giải đáp các câu hỏi thường gặp
Câu 1: Có thể tự tập vật lý trị liệu bàn tay tại nhà không?
Đối với các chấn thương nặng như liệt hay gãy xương hoàn toàn, bệnh nhân bắt buộc cần phải ở lại bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc trong thời gian đầu sau chấn thương. Việc tập luyện tại nhà vào lúc này có thể khiến vết thương hở, dẫn đến mất máu và nhiễm trùng, nặng hơn là ảnh hưởng đến các dây thần kinh lân cận.
Đối với các chấn thương không quá nặng như trật khớp tay hay đau tay đơn thuần, bệnh nhân có thể được các bác sĩ cho phép tập luyện phục hồi tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần phải thăm khám trước và chỉ được tự tập tại nhà nếu được các bác sĩ chấp thuận.
Tìm hiểu về chi phí vật lý trị liệu để tham khảo khoảng giá khi thực hiện phục hồi chức năng tại các cơ sở ý tế chuyên môn

Câu 2: Phải tập phục hồi chức năng bàn tay trong bao lâu?
Nếu bệnh nhân mắc phải các bệnh cấp tính như trật khớp cổ tay hay gãy xương và được điều trị dưới điều kiện lý tưởng, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn và không cần phải tập phục hồi chức năng mãi mãi. Tuy vậy, đối với các trường hợp mắc bệnh cấp tính, bệnh nhân nên tiếp tục thường xuyên tập luyện các bài tập ngay cả khi đã phục hồi nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát xảy ra.
Ngược lại, đối với các tình trạng mạn tính gây ảnh hưởng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn đối với bàn tay như tai biến, viêm khớp, bệnh nhân sẽ cần duy trì phục hồi chức năng trong một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều nhằm khôi phục tối đa khả năng của bàn tay.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn 7 thông tin quan trọng cần biết về phục hồi chức năng bàn tay, bao gồm các phương pháp, các bài tập và những lưu ý trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân nhằm giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Nguồn: https://myrehab-matsuoka.com/tu-van-phuc-hoi-chuc-nang/tay/phuc-hoi-chuc-nang-ban-tay.html