Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ loay hoay không biết xây dựng thực đơn hàng ngày sao cho khoa học. Và làm thế nào để bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm? Quả thực là vấn đề khó khăn đúng không nào các mẹ? Vậy mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu, mẹ nhé!

1. Cách bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất là những nhóm dinh dưỡng thiết yếu mà mẹ không nên bỏ qua khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ.
1.1. Tinh bột
Khi tiêu thụ tinh bột, cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose – nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, não bộ sẽ tiêu thụ từ 20 – 25% tổng lượng glucose nạp vào cơ thể. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giàu chất xơ, vitamin B1, B12, B6, B12, canxi, magie, sắt,…
Như vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm chứa tinh bột nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. Một số thực phẩm giàu tinh bột mà mẹ nên bổ sung cho trẻ, đó là đậu, ngũ cốc, khoai tây, gạo, lúa mì, ngô,…

1.2. Chất béo
Nhóm dưỡng chất tiếp theo cũng không thể thiếu trong chế độ ăn dặm của trẻ đó là chất béo. Chất béo đóng vai trò dự trữ năng lượng và tham gia vào quá trình hấp thu, chuyển hóa các vitamin tan dầu như vitamin E, A, D, K.
Chất béo bao gồm chất béo tốt và chất béo xấu, cụ thể:
Chất béo tốt:
Chất béo bão hòa: Chất béo này thường được tìm thấy trong thịt, trứng, các chế phẩm từ sữa như phô mai, kem,… hoặc các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc xích rán,… Sau khi vào cơ thể, chất béo bão hòa thường làm tăng hàm lượng cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Chất béo chuyển hóa: Xuất hiện trong các loại bánh ngọt, đồ chiên nhiều dầu, đồ ăn chế biến sẵn,… Chất béo bão cũng làm tăng cả hàm lượng cholesterol xấu lẫn triglycerides.
Chất béo tốt: Có mặt trong các loại hải sản (cá thu, cá hồi, cá mòi,…), dầu các loại hạt (hạt lanh, oliu, đậu nành, vừng mè,…). Chất béo tốt, đặc biệt là omega-3 được đánh giá là tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

1.3. Chất đạm
Chất đạm hay còn gọi là protein đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Bổ sung đầy đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể sẽ giúp trẻ tăng cân, khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh .
Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu đạm của trẻ là khác nhau. Thông thường, trẻ cần được bổ sung khoảng 2g chất đạm/kg cân nặng. Cụ thể:
Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Cần 8 – 12g/ngày.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần 15 – 18g/ngày.
Các thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt bò, thịt lợn, cá, trứng, tôm, cua,…

1.4. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất tham gia vào quá trình trao đổi chất, xúc tác cho các phản ứng của cơ thể, từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đồng thời hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của trẻ diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Các loại rau xanh, trái cây dồi dào vitamin và khoáng chất mà mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé là cam, nho, việt quất, rau bina, súp lơ,…

2. Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ
Mẹ cần lưu ý một số điều sau khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ:
Nên chọn rau xanh, trái cây đúng mùa vụ nhằm hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư gây ra.
Ưu tiên chọn các loại thực phẩm tươi, sống và nên chế biến cho trẻ ăn luôn trong ngày.
Cân đối lượng thực phẩm bổ sung cho trẻ, tránh bổ sung quá nhiều một nhóm dưỡng chất nào đó.
Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, điển hình là hải sản.
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Nếu mẹ vẫn chưa tìm được thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé, hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!
Thực đơn 1:
Bữa sáng: Cháo trắng nấu cùng rau bina.
Bữa phụ: Súp táo và sữa.
Bữa trưa: Cháo cà rốt và tôm hấp nghiền.
Bữa phụ: Súp bí ngô.
Bữa tối: Cháo thịt bò.

Thực đơn số 2:
Bữa sáng: Cháo thịt nạc băm nấu cùng hạt sen.
Bữa phụ: Súp ngô với sữa.
Bữa trưa: Cháo trắng và đậu hà lan.
Bữa phụ: Bơ nghiền.
Bữa tối: Cháo măng tây.
Mẹo nhỏ cho mẹ: Để tập cho bé yêu ăn dặm ngoan, mẹ bớt bận bịu, mẹ tham khảo phương pháp ăn dặm blw nhé! |
Qua bài viết, mong rằng mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm để từ đó có kế hoạch xây dựng thực đơn an toàn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu mẹ vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại bình luận phía dưới bài viết để được các chuyên gia giải đáp nhé!